Thêm 29.403 ca mắc Covid-19 tại 63 tỉnh, thành phố

Thêm 29.403 ca mắc Covid-19 tại 63 tỉnh, thành phố

Đây là lần đầu tiên từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam ghi nhận số người dương tính với SARS-CoV-2 vượt mức 29.000 trường hợp.

F0 tăng trở lại

ca10 địa phương có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày quaNguồn: Bộ Y tếTrung bình số F0 trong 7 ngàyHà NộiNghệ AnHải DươngNam ĐịnhHải PhòngBắc NinhThái NguyênVĩnh PhúcĐà NẵngThanh Hóa01k2k3k4k

Vĩnh Phúc
Trung bình số F0 trong 7 ngày:905 ca

Tính từ 16h ngày 13/2 đến 16h ngày 14/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 29.413 F0 mới. Trong đó, 10 ca nhập cảnh và 29.403 trường hợp ghi nhận trong nước (tăng 3.031 F0 so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 20.924 người trong cộng đồng).

Đây là lần đầu tiên từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam ghi nhận số người dương tính với SARS-CoV-2 vượt mức 29.000 trường hợp. Số ca nhiễm nCoV của cả nước tiếp đà tăng nhanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Đáng chú ý, số ca mắc Covid-19 trong khoảng thời gian này tập trung nhiều tại các địa phương thuộc khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ, tiêu biểu là Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An.

Hà Nội trong ngày 14/2 cũng ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục với 3.507 người. Trong khi đó, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An cũng có số ca nhiễm mới ở khoảng 1.500 trường hợp.

Theo thống kê của Bộ Y tế, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Nam Định (-532), Đắk Lắk (-300), Quảng Trị (-168).

Trái lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó gồm Lạng Sơn (+1.198), Gia Lai (+579), Hà Nội (+567).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 25.918 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.540.273 ca nhiễm, đứng thứ 34/224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/một triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ một triệu người có 25.723 ca nhiễm).

Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.533.101. Trong đó, 2.230.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (516.136), Bình Dương (293.363), Hà Nội (172.021), Đồng Nai (100.094), Tây Ninh (88.770).

Đến nay, Việt Nam ghi nhận 198 ca mắc Covid-19 do biến chủng Omicron tại TP.HCM (97), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Dương (2), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).

Tình hình điều trị, tiêm vaccine

Về tình hình điều trị:

Trong ngày 14/2, Bộ Y tế công bố 6.193 F0 khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi lên 2.232.947 người.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.640 ca, trong đó, 1.990 trường hợp thở oxy qua mặt nạ, 281 ca thở oxy dòng cao (HFNC), 75 ca thở máy không xâm lấn, 279 ca thở máy xâm lấn và 15 trường hợp can thiệp ECMO.

Từ 17h30 ngày 13/2 đến 17h30 ngày 14/2 ghi nhận 91 ca tử vong tại TP.HCM (một ca được chuyển đến từ Tiền Giang), Hà Nội (19), Đà Nẵng (11 ca trong 2 ngày), Kiên Giang (8 ca trong 2 ngày), Đồng Nai (7 ca trong 2 ngày), Nam Định (7 ca trong 2 ngày), Hải Dương (5 ca trong 2 ngày), Vĩnh Long (5), Trà Vinh (3), An Giang (2), Đồng Tháp (2), Hòa Bình (2 ca trong 2 ngày), Sóc Trăng (2), Thanh Hóa (2 ca trong 2 ngày), Bắc Giang (1), Bắc Ninh (1), Bình Định (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Thuận (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Thái Nguyên (1).

Về tiêm vaccine:

Trong ngày 13/2, 247.072 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số đã được tiêm là 186.001.127 liều, trong đó tiêm một mũi là 79.216.176 liều, tiêm mũi 2 là 74.742.958 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc lại và mũi 3 của vaccine Abdala) là 32.041.993 liều.

Ngày 14/2, Bộ Y tế có công văn gửi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trả lời Công văn số 353/BVHTTDL-VHCS ngày 28/1 về việc góp ý dự thảo Công văn tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Bộ VHTTDL cân nhắc bổ sung vào nội dung dự thảo một số nội dung. Trước hết, việc hoạt động trở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường cần căn cứ trên kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh tại mỗi địa phương, khu vực có hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường.

Bên cạnh đó, nơi thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường thường là nơi có không gian kín nên dễ xảy ra lây nhiễm Covid-19. Do vậy, khi hoạt động trở lại cần tăng cường các biện pháp vệ sinh, phòng chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường (khử khuẩn, thông khí,…).

“Với người tham dự cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vaccine đủ liều, không cung cấp dịch vụ cho người đang có các triệu chứng mắc Covid-19 (ho, sốt…)”, Bộ Y tế lưu ý.

Đồng thời, địa phương, nơi cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường cần có kế dự phòng, đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xẩy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn, không để lây lan rộng ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Contact Me on Zalo